Kết quả tìm kiếm cho "Nuôi tôm cải tiến"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 289
Ven dòng Mekong, những người sống bằng nghề hạ bạc chài lưới vẫn còn lưu truyền cái nghề lặn ngụp sông sâu tìm tôm, cá mưu sinh. Nhiều gia đình, có nhiều anh em chuyên sống bằng nghề cơ cực này theo nhịp đập tháng ngày.
Cái nắng hanh hao của miền sơn cước có phần gay gắt, nhưng không ngăn được bước chân háo hức của lữ khách. Họ len lỏi qua các vồ đá gập ghềnh để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, tìm chút yên bình trên chốn bồng lai.
Ngày nay, việc hòa mình vào thiên nhiên, thả hồn theo sông nước trên chuyến đò tròng trành theo làng bè, chợ nổi trở thành sở thích khá phổ biến đối với du khách phương xa. Từ đó, những vạn đò sông sâu kiêm thêm dịch vụ đưa rước khách, kiếm thêm thu nhập theo mùa du lịch (DL).
Năm 2025, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng xuất khẩu tôm đã có những tín hiệu tích cực. Cụ thể, sự phục hồi của một số thị trường chính (Mỹ, Nhật Bản, EU) khi doanh số xuất khẩu tôm việt Nam đều tăng; đặc biệt là những thay đổi về chính sách thuế của Mỹ đối với một số nước như Ecuador, Trung Quốc có thể là cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam ở thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam.
Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Giang, sáng 6/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Ngành thủy sản Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, với khả năng vươn tới mốc 11 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng sau năm 2024. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, ngành thủy sản cần phải vượt qua không ít thách thức, đồng thời tận dụng các cơ hội tiềm năng.
Chiều buông nhanh qua dòng kênh Lương An Trà (huyện Tri Tôn), người dân lục đục chuẩn bị đồ nghề bắt đầu cuộc hành trình săn rắn đêm. Quanh năm, họ lầm lũi mưu sinh trên đồng vắng, như cái vạc ăn đêm không mỏi cánh.
Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. An Giang có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn tốt, hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực vì sự phát triển bền vững.
Mờ sáng, chợ Trà Mơn (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) đã nhộn nhịp cảnh mua bán. Tuy là chợ xã, nhưng hàng hóa, nhu yếu phẩm ở đây vẫn đủ đầy phục vụ bà con, không thua chợ thị thành.
Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, đã khẳng định thành quả quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, nông nghiệp An Giang đã có những đóng góp tích cực vào thành quả chung đó.
Nguồn tài nguyên bản địa vừa là lợi thế tự nhiên vừa là di sản văn hóa và tiềm năng kinh tế độc đáo của mỗi vùng đất. Tại ĐBSCL, tài nguyên bản địa không chỉ là những sản phẩm nông nghiệp, như: Lúa gạo, trái cây, thủy sản, còn bao gồm hệ sinh thái đặc trưng, tri thức truyền thống và văn hóa bản địa phong phú. Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương qua liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới là chủ đề khá nóng để gia tăng giá trị kinh tế vùng.
Là huyện thuần nông, các sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện Phú Tân chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp. Địa phương đã tranh thủ các chính sách và thực hiện nhiều giải pháp đồng hành với người sản xuất để kết nối thị trường, quảng bá sản phẩm nói chung; các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và tiêu biểu nói riêng.